MÀNG PHỦ BITUM – NHỮNG HẠN CHẾ- NHỮNG LỖ HỔNG KỸ THUẬT TRONG BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chống thấm màng khò Bitum xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu về việc xử lý chống thấm của nghành xây dựng của những năm trước, từ đó người ta đã dùng các chế phẩm của nghành dầu mỏ như nhựa đường ở dạng lỏng hoặc cán thành tấm nhằm chống thấm cưỡng chế (phương pháp chống thấm không quan tâm đến vật liệu nền của các cấu trúc bê tông, đơn giản là che hoặc bọc kín cấu trúc cần xử lý). Vượt trên những mặt hạn chế, trong quá trình thi công và sử dụng thực tế phương pháp này cũng đem lại những hiểu quả và tạm thời đáp ứng khá tốt yêu cầu của các công ngay lúc đó đòi hỏi.
Sau thời gian sử dụng thực tế cùng với tốc độ phát triển của khoa học ngày nay thì những điểm yếu của loại vật liệu này càng trở nên rõ ràng hơn điều đó khiến người ta càng khó chấp nhận hơn khi đã có những giải pháp tốt hơn, bền hơn, đặc biệt là thân thiện với môi trường, thi công đơn giản hơn, giá thành cũng hợp lý hơn. Vậy yếu điểm của dạng màng bitum ở đâu ?.
- HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA MÀNG BITUM TRONG CHỐNG THẤM SÀN MÁI
– Là màng phủ dán trên mặt bê tông qua vật liệu thứ 3.
Như chúng ta đã biết, khoa học ngày nay đã chứng mình rằng chỉ cần 40% lượng nước trong 1m3 thường dùng hiện nay là đủ cho việc ninh kết của bê tông, song nếu với chừng đó nước sẽ không có độ sụt cần thiết cho việc tác nghiệp của bê tông trong quá trình thi công bởi không thể bơm bê tông được. Vì vậy, lượng nước thừa có trong khối bê tông đó khi khô đi chúng sẽ để lại những lỗ siêu nhỏ trong bê tông mà ta thường gọi là “mao dẫn”. hình ảnh được phóng 4000 lần dưới đây là minh chứng rõ nét về sự tồn tại các mao dẫn này trên thực tế.
Cấu trúc mao dẫn trong bê tông
Như vậy, ta hiểu rằng các mao dẫn chứa không khí cũng chịu tác động tự nhiên của môi trường, đặc biệt tệ hại ở môi trường nóng ẩm mưa nhiều độ ẩm cao như ở Việt Nam. Chính vì lý do này mà khi dùng màng chống thấm cưỡng chế, trên bề mặt bê tông sẽ bị ngưng đọng nước, ở giữa bê tông và lớp màng, không khí bị tích áp, giãn nở do quá trình sốc nhiệt, theo thời gian các loại hoạt chất ăn mòn có trong hơi nước (như muối khoáng, clorua… axít tự nhiên) ngưng đọng này cộng thêm quá trình lão hoá của bê tông sẽ phá huỷ liên kết cũng như xâm thực lại bề mặt bê tông. Chính vì nguyên nhân này mà khi dùng các loại màng phủ tại Việt Nam đều không có được độ bền lý thuyết như những nước Châu Âu bởi độ ẩm thường xuyên tại Việt Nam rất cao từ 70 – 95%, có khi bão hòa 100%. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng bong rộp trên mặt bê tông ở các công trình đang là hiện tượng thường gặp tại Việt Nam.
Những túi khí tồn tại giữa 2 lớp gây ngưng đọng hơi nước trên bề mặt bê tông. Hơi nước thoát lên từ bê tông khi không còn liên kết, lớp vật liệu phía trên sẽ bị bong do bị tích áp.
– Màng phủ Bitum bị lão hóa ngay khi thi công.
Vì chỉ là màng dính trên mặt bê tông qua vật liệu trung gian. Nên để đảm bảo việc bám dính với mặt bê tông được tốt nhât. Khi thi công thợ thi công sẽ dùng lửa để khò nóng chảy 1 mặt của tấm Bitum để gốc bitum trong màng chảy da kết hợp thêm với vật liệu trung gian đã quét trên mặt bê tông để đảm bảo việc kết dính được tốt nhất. Chính điều này khiến màng Bitum bị đốt nóng ở nhiệt độ cao dẫn đến việc lão hóa của màng ngay khi còn chưa được đưa vào sử dụng.
Thi công bằng cách đốt chảy màng để tạo kết dính
– Thi công phức tạp
Bởi để hạn chế tối đa hiện tượng túi khí giữa lớp màng phủ và bê tông thì đòi hỏi bề mặt bê tông phải có một độ phẳng nhất định tối thiểu, điều này là rất khó thực hiện trong thực tế đối với điều kiện và thiết bị thi công ở Việt Nam. Hơn nữa với loại bê tông mác cao thì việc mài mặt tạo phẳng là không đơn giản (Chỉ một vết vấp của lưỡi máy mài mặt bê tông trong khi thi công cũng đủ để lại những vệt khuyết trên bề mặt bê tông và hiển nhiên đã tạo ra một túi khí tự nhiên không đáng có).
Do đặc tính của màng bi tum người ta không thể dán nó trong những cấu trúc phức tạp, hay trong phạm vi nhỏ hẹp, càng không thể bẻ gấp góc 90*, do đó khi gặp các vị trí tiếp giáp giữa tường và thành người ta phải tạo góc tránh bị gấp bằng vữa thông thường, điều này, cho đến nay, không ai đảm bảo rằng những vị trí này không bong ra theo thời gian.
Ảnh thực tế màng Bitum bong mép dán.
Do tác động của thời tiết nên sốc nhiệt, độ ẩm ở Việt nam rất cao, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, gốc dầu trong Bitum bị bốc thoát ra ngoài, làm cho tấm màng này dần trở nên xơ và xốp tính chất cơ lý của nó bị giảm đi, tiến trình lão hoá của vật liệu sẽ đến nhanh hơn lý thuyết, điều này đồng nghĩa với tuổi thọ của Bitum không thể kéo dài, vai trò ngăn nước của màng Bitum không còn tác dụng.Vì vậy việc dùng màng bi tum, hư hại sẽ đến rất sớm hơn ở khí hậu Viêt Nam ta, so với độ bền lý thuyết.
Mặt khác trong suốt quá trình thi công lớp màng không ai có thể cam kết rằng lớp màng phủ kia vẫn đảm bảo 100% không bị thủng, hoặc khẳng định chất lượng của hàng chục ngàn mét nối dù chỉ là một lỗ nhỏ do những sự cố ngoài ý muốn như chỗ chồng mí của 2 cuộn lúc khò nóng để gián, có những điểm chúng không kết dính tốt được với nhau do bị bẩn…trong thực tế thi công lớp phủ mặt cầu đã có những trường hợp người ta phải chấp nhận chọc thủng màng khi bị dồn khí trong lúc thảm bị phồng và co màng.
– Màng phủ Bitum gây hại cho môi trường và con người
Do có nguồn gốc và thành phần cơ bản của vật liệu là những chất phế phẩm sau cùng của ngành công nghiệp dầu khí thải ra, một hợp chất có tính độc tố cao, rất độc hại với môi trường, đặc biệt là khi loại màng này bị ngâm trong nền đất nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước ngầm, ở các nước tiên tiến khác, đặc biệt là Châu Âu ngày nay người ta hạn chế đến mức tối đa thậm chí có nước cấm dùng các sản phẩm này, chuyển qua dùng các loại bi tum biến tính, nhằm giảm bớt các độc tố gây hại, xong cũng chưa thoát khỏi danh sách các loại vật liệu có độc tố cao. Đó là chưa nói đến các loại màng của Trung Quốc với chất lượng kém, giá rẻ đang đổ về Việt Nam.
2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MÀNG BITUM CHỐNG THẤM CHO HẠNG MỤC NGẦM
Nếu ở trên sàn mái màng này chỉ bị tấn công bằng hơi ẩm, thì vẫn cần có thời gian để đến lúc bong bật, nhưng ở tầng hầm thì việc bong bật lớp màng này nhanh đến mức chưa kịp nghiệm thu, vì ở vị trí này nền hầm thường bị ướt, bẩn bụi, việc dán màng không đảm bảo độ dính.
Ảnh thực tế phải đục bỏ màng Bitum trên vách tầng hầm để sử lý chống thấm lại.
thậm chí ở chân tầng hầm bao giờ cũng có nước do không thể bơm khô nổi, hoặc bị nước mưa, nước do quá trình thi công các hạng mục khác đọng lại…. Thật khó có công trình thi công nào mà đảm bảo nền hầm khô ráo cho việc thi công màng khò. Song ngay khi có điều kiện thi công lý tưởng lớp màng này cũng đứng trước các vấn đề phát sinh sau khi đổ bê tông nền, bởi với áp lực nước ngầm lớn, chỉ một lỗ nhỏ bị thủng hoặc chồng mí không đều là toàn bộ lớp màng này không còn giá trị gì.
Ngoài ra có một số vị trí màng bitum không thêm đảm bảo bo hết được các vị trí cần chống thấm dẫn đến hiệu quả trên thực tế không cáo như góc giao tuyến giữa bê tông lót và đài cọc các vị trí góc bồn cây nhỏ. . . , ảnh bên dưới cho ta thấy sự bế tắc trong phương án thi công, nước vẫn thấm lên xung quanh các vị trí đài cọc, móng, mà trên thực tế cũng chẳng có cách nào dán được. Một số ý kiến vì cố bán được màng nên bổ sung vào phương án ở vị trí này thêm vật liệu chặn nước mạch dừng (PVC hoặc sợi bentonite) xem ra đó là sự hoang phí đến vô lý, bởi sẽ tốn hàng trăm ngàn đồng cho mỗi mét dài, mà vẫn không có hiệu quả gì nhiều cho việc chống thấm cấu trúc này, bởi nếu đặt sợi ở bê tông lót thì chẳng có hiệu quả bởi bản thân bê tông lót thường dùng ở dạng bê tông nghèo có mác thấp, nên bản thân nó tự thấm, vậy đặt sợi vào đó làm gì. Mặt khác cứ cho là chủ đầu tư nhiều tiền đổ bê tông mác cao làm bê tông lót thì ai đảm bảo rằng mạnh ngừng đặt sợi này kín nước, đặc biệt hơn là họ phải đổ bê tông dưới nền đất ướt, thực tế này rất dễ tạo ra bê tông bị lỗ mọt và nước thấm lên tự nhiên. Còn rất nhiều vấn đề bất ổn về mặt kỹ thuật màng bitum khò nóng dùng chống thấm cho tầng hầm, bởi còn rất nhiều những yếu điểm không chỉ là không phù hợp với môi trường khí hậu, mà còn không phù hợp với điều kiện thi công tại Việt Nam.
Ảnh thực tế tại vị trí khó thi công
3. NHỮNG HỆ LỤY KHI DÙNG MÀNG BITUM KHÒ NÓNG CHỐNG THẤM
Thật tệ hại khi chống thấm xong mà vẫn thấm, với những phân tích đã nêu trên, việc dùng màng được xem là “hên xui” song việc sẽ tệ hơn cả là việc phải sửa chữa khi công trình đã đi vào sử dụng, đặc biệt đối những công trình lớn, khi sàn mái là nơi đặt các thiết bị như máy lạnh, bồn cây, tec nước…. thì việc sửa chữa, chống thấm lại là điều khó khăn và tổn thất rất lớn về tài chính, vì không thể dừng tất cả các hoạt động để sửa chữa, cũng không phải dễ dàng tháo các thiết bị ra để thi công. Chưa kể đến chi phí đục phát nền gạch và thi công hoàn thiện trả lại mặt bằng ban đầu chi phí cũng cao hơn nhiều lần khi làm mới từ ban đầu.
Sửa chữa chống thấm khi màng khò nóng không đảm bảo
Cải tạo phòng vệ sinh bị thấm sau vài năm sử dụng.
4. KẾT LUẬN
Công nghệ sử dụng màng bitum thực sự là công nghệ đã lạc hậu, không còn đáp ứng được các tiêu chí chất lượng ngày càng cao về môi trường, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ xây dựng hiện đại ở các nước phát triển trên thế giới. Chính vì lý do này mà các loại màng dạng này chạy về các nước đang bắt đầu phát triển một cách ào ạt, đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây, với mức giá hấp dẫn, được bổ sung bằng các chiêu thức ở đẳng cấp siêu phẩm của môn Marketing, qua mắt được khối chuyên gia kỹ thuật, đáp ứng đúng yêu cầu của số chủ đầu tư ham rẻ. Và như vậy hàng trăm ngàn tấn vật liệu này vẫn được nhập về, vẫn đang đầu độc môi trường Việt Nam từng ngày. Vậy tại sao ta không chọn những giải pháp chất lượng hơn việc dùng màng khò, trong khi thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đã mang đến cho chúng ta thêm nhiều sự lựa chọn mới.
Cùng từ những lý do thực tế trên chúng tôi đã không ngừng cải tiến sản phẩm của mình cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết và luôn coi mọi công trình là danh dự sống còn của sự phát triển công ty. Chúng tôi luôn tự hào mang đến mọi công trình đã thi công niềm tin tuyệt đối kể cả với những quý khách hàng kỹ tính nhất.